Lời chào của Đại sứ Umeda Kunio
2017/4/10
1. Lời mở đầu
(1) Năm 2017 đang trở thành một năm có ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử quan hệ Việt Nam và Nhật Bản. Ba tháng đầu năm nay đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng trong đó có chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên sau 4 năm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Phu nhân, chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của Phái đoàn kinh tế quy mô lớn (gồm 24 nhà lãnh đạo doanh nghiệp tham gia) do ông Mimura - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản làm trưởng đoàn, và chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên đến Việt Nam của Nhà Vua và Hoàng Hậu Nhật Bản. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các quý vị trong đó có Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, cũng như những người Nhật Bản đang sinh sống tại Việt Nam vì đã hợp tác giúp đỡ chúng tôi trong các sự kiện vừa qua.
(2) Trong tháng 3 vừa qua, hai cơ quan của chính phủ Nhật Bản là Tổ chức Hỗ trợ Sinh viên Nhật Bản (JASSO) và Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản (JNTO) đã mở văn phòng đại diện tại Hà Nội. Đó là những sự kiện tiêu biểu chứng tỏ việc giao lưu con người giữa hai nước đang được mở rộng đáng kể.
(3) Trong những năm gần đây, số lượng tu nghiệp sinh và lưu học sinh Việt Nam sang Nhật Bản đã tăng vượt bậc. Điều này một mặt, góp phần to lớn giúp Nhật Bản giải quyết vấn đề già hóa dân số và thiếu lao động, nhưng mặt khác, cũng làm nảy sinh các vấn đề như gia tăng tội phạm và lưu trú bất hợp pháp của người Việt Nam sinh sống ở Nhật. Để giải quyết các vấn đề trên, kể từ năm nay, bên cạnh việc tăng cường hợp tác giữa chính phủ hai nước, phía Nhật Bản sẽ tổ chức các hội nghị xem xét các giải pháp, thắt chặt kiểm tra visa để ứng phó với các hành vi vi phạm như làm giả tài liệu giấy tờ.
(4) Trong quý hai năm 2017, nhiều lãnh đạo Việt Nam sẽ sang thăm Nhật Bản, trong đó quan trọng nhất là chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (dự kiến vào tháng 6). Để chuẩn bị cho chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh (cùng hàng chục nữ doanh nhân tháp tùng) sẽ tiến hành thăm Nhật Bản. Hướng tới chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Đại sứ quán Nhật Bản sẽ nỗ lực hết sức mình để thúc đẩy giải quyết những vấn đề còn tồn tại giữa hai nước, đồng thời hiện thực hóa những hợp tác mới. Ngoài ra, hai nước cũng sẽ tiến hành giao lưu giữa quốc hội và giao lưu giữa nghị sĩ hai nước.
2. Chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Việt Nam của Nhà Vua và Hoàng Hậu Nhật Bản (diễn ra từ ngày 28 tháng 2 đến ngày 5 tháng 3 năm 2017)
(1) Nhìn lại chuyến thăm của Nhà Vua và Hoàng Hậu vừa qua, một người Nhật đã từng theo dõi quan hệ Việt- Nhật nhiều năm đã nhận xét : “Trong 30 năm gắn bó với Việt Nam, tôi thấy rằng mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản cuối cùng đã đạt đến độ chín muồi thể hiện qua chuyến thăm của Nhà Vua và Hoàng Hậu Nhật Bản. Tôi vô cùng cảm kích về điều này”. Tôi nghĩ đó là cảm xúc chung của tất cả những người Nhật Bản đã có thời gian gắn bó lâu dài với Việt Nam.
Vào năm 1987, cách đây 30 năm, do tiến quân vào Campuchia dưới thời kì thống trị của Khmer Đỏ, Việt Nam đã trở thành một quốc gia nghèo, bị quốc tế cô lập, với GDP 86 USD/ đầu người. So sánh với Việt Nam đầy năng động, liên tiếp đón nhiều chuyến thăm của lãnh đạo nước ngoài như ngày nay, tôi thấy thời cuộc đã hoàn toàn thay đổi.
(2) Nhà Vua và Hoàng Hậu Nhật Bản đã thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam để đáp lại lời mời từ nhiều năm của các thế hệ lãnh đạo Việt Nam như Ngài Nguyễn Minh Triết (năm 2007), và Ngài Trương Tấn Sang (năm 2014) khi thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước tới Nhật Bản. Đồng thời, điều quan trọng là nhờ những đóng góp của các thế hệ tiền bối của cả Việt Nam và Nhật Bản, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia thân thiết và quan trọng với Nhật Bản mặc dù quan hệ giữa hai nước từng có giai đoạn “lạnh nhạt” cho đến những năm 90 của thế kỉ trước.
Thêm vào đó, trong bối cảnh Nhà Vua đã bày tỏ ý định thoái vị vào tháng 8 năm ngoái và Quốc hội Nhật Bản đang thảo luận những yếu tố luật pháp liên quan đến việc thoái vị, chuyến thăm lần này là minh chứng cho việc Nhà Vua và Hoàng Hậu coi trọng quan hệ với Việt Nam.
(3) Trong cuộc hội kiến với Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Nhà Vua đã bày tỏ sự cảm phục trước việc “Việt Nam đã vượt qua hậu quả chiến tranh kéo dài, giành được hòa bình và phát triển như ngày hôm nay”. Một quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam đã bày tỏ: “Lãnh đạo và người dân Việt Nam rất cảm kích trước thông điệp của Nhà Vua”. Những người Việt Nam ở tuổi 50 hoặc cao hơn nữa đã trực tiếp trải qua chiến tranh chính là những người thấu hiểu sâu sắc nhất về giá trị hòa bình trên thế giới.
(4) Cả đất nước Việt Nam đã nồng nhiệt đón chào Nhà Vua và Hoàng Hậu. Tôi tin tưởng rằng thông qua chuyến thăm lần này, sự hiểu biết lẫn nhau và tình thân ái giữa hai nước Nhật Bản và Việt Nam càng trở nên sâu sắc. Báo chí Việt Nam đưa nhiều thông tin về chế độ quân chủ của Nhật Bản. Phong cách ứng xử cũng như những lời nói chân tình và nhân ái của Nhà Vua và Hoàng Hậu đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với nhiều người. Một người Việt Nam đã xúc động nói rằng: “Nhà Vua và Hoàng Hậu là sức mạnh đạo đức của Nhật Bản”. Hoàng Hậu ngồi quỳ gối trước Bà Nguyễn Thị Xuân (93 tuổi), ôm tấm thân nhỏ bé của Bà Xuân rồi vừa khóc vừa nói cảm ơn. Hình ảnh đó đã làm lay động tâm hồn của nhiều người.
Ngoài ra, chuyến thăm của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản lần này còn có một ý nghĩa sâu sắc khi giúp nhiều người biết tới các cựu binh sĩ Nhật Bản và gia đình ở Việt Nam của họ, Phong trào Đông Du, tình bạn giữa ông Phan Bội Châu và ông Asaba Sakitaro, những hỗ trợ của Nhật Bản trong việc gìn giữ khu Đại nội Huế cũng như Nhã nhạc Cung đình Huế.
(5) Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới nhiều cá nhân trong đó có ông Sugi Ryotaro, bà Komatsu Miyuki, ông Furuta Motoo (Hiệu trưởng Đại học Việt-Nhật), bác sĩ Natsume, thầy Tsuboi và thầy Nakagawa (Trường Đại học Waseda) vì đã góp phần tạo nên chương trình chuyến thăm Việt Nam của Nhà Vua và Hoàng Hậu với nội dung rất phong phú.
3. Lời kết
Năm nay, Việt Nam là quốc gia đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh APEC vào tháng 11 tại Đà Nẵng. Và dự kiến, hội nghị lần này cũng sẽ có sự tham dự của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Nhật Bản sẽ phối hợp toàn diện với Việt Nam để tổ chức thành công Hội nghị APEC lần này.
Đại sứ quán Nhật Bản có quyết tâm mạnh mẽ để biến năm 2017 thành “năm đột phá trong mối quan hệ Việt Nam và Nhật Bản”. Để thực hiện quyết tâm đó, chúng tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của tất cả các quý vị.
(1) Năm 2017 đang trở thành một năm có ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử quan hệ Việt Nam và Nhật Bản. Ba tháng đầu năm nay đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng trong đó có chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên sau 4 năm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Phu nhân, chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của Phái đoàn kinh tế quy mô lớn (gồm 24 nhà lãnh đạo doanh nghiệp tham gia) do ông Mimura - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản làm trưởng đoàn, và chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên đến Việt Nam của Nhà Vua và Hoàng Hậu Nhật Bản. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các quý vị trong đó có Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, cũng như những người Nhật Bản đang sinh sống tại Việt Nam vì đã hợp tác giúp đỡ chúng tôi trong các sự kiện vừa qua.
(2) Trong tháng 3 vừa qua, hai cơ quan của chính phủ Nhật Bản là Tổ chức Hỗ trợ Sinh viên Nhật Bản (JASSO) và Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản (JNTO) đã mở văn phòng đại diện tại Hà Nội. Đó là những sự kiện tiêu biểu chứng tỏ việc giao lưu con người giữa hai nước đang được mở rộng đáng kể.
(3) Trong những năm gần đây, số lượng tu nghiệp sinh và lưu học sinh Việt Nam sang Nhật Bản đã tăng vượt bậc. Điều này một mặt, góp phần to lớn giúp Nhật Bản giải quyết vấn đề già hóa dân số và thiếu lao động, nhưng mặt khác, cũng làm nảy sinh các vấn đề như gia tăng tội phạm và lưu trú bất hợp pháp của người Việt Nam sinh sống ở Nhật. Để giải quyết các vấn đề trên, kể từ năm nay, bên cạnh việc tăng cường hợp tác giữa chính phủ hai nước, phía Nhật Bản sẽ tổ chức các hội nghị xem xét các giải pháp, thắt chặt kiểm tra visa để ứng phó với các hành vi vi phạm như làm giả tài liệu giấy tờ.
(4) Trong quý hai năm 2017, nhiều lãnh đạo Việt Nam sẽ sang thăm Nhật Bản, trong đó quan trọng nhất là chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (dự kiến vào tháng 6). Để chuẩn bị cho chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh (cùng hàng chục nữ doanh nhân tháp tùng) sẽ tiến hành thăm Nhật Bản. Hướng tới chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Đại sứ quán Nhật Bản sẽ nỗ lực hết sức mình để thúc đẩy giải quyết những vấn đề còn tồn tại giữa hai nước, đồng thời hiện thực hóa những hợp tác mới. Ngoài ra, hai nước cũng sẽ tiến hành giao lưu giữa quốc hội và giao lưu giữa nghị sĩ hai nước.
2. Chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Việt Nam của Nhà Vua và Hoàng Hậu Nhật Bản (diễn ra từ ngày 28 tháng 2 đến ngày 5 tháng 3 năm 2017)
(1) Nhìn lại chuyến thăm của Nhà Vua và Hoàng Hậu vừa qua, một người Nhật đã từng theo dõi quan hệ Việt- Nhật nhiều năm đã nhận xét : “Trong 30 năm gắn bó với Việt Nam, tôi thấy rằng mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản cuối cùng đã đạt đến độ chín muồi thể hiện qua chuyến thăm của Nhà Vua và Hoàng Hậu Nhật Bản. Tôi vô cùng cảm kích về điều này”. Tôi nghĩ đó là cảm xúc chung của tất cả những người Nhật Bản đã có thời gian gắn bó lâu dài với Việt Nam.
Vào năm 1987, cách đây 30 năm, do tiến quân vào Campuchia dưới thời kì thống trị của Khmer Đỏ, Việt Nam đã trở thành một quốc gia nghèo, bị quốc tế cô lập, với GDP 86 USD/ đầu người. So sánh với Việt Nam đầy năng động, liên tiếp đón nhiều chuyến thăm của lãnh đạo nước ngoài như ngày nay, tôi thấy thời cuộc đã hoàn toàn thay đổi.
(2) Nhà Vua và Hoàng Hậu Nhật Bản đã thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam để đáp lại lời mời từ nhiều năm của các thế hệ lãnh đạo Việt Nam như Ngài Nguyễn Minh Triết (năm 2007), và Ngài Trương Tấn Sang (năm 2014) khi thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước tới Nhật Bản. Đồng thời, điều quan trọng là nhờ những đóng góp của các thế hệ tiền bối của cả Việt Nam và Nhật Bản, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia thân thiết và quan trọng với Nhật Bản mặc dù quan hệ giữa hai nước từng có giai đoạn “lạnh nhạt” cho đến những năm 90 của thế kỉ trước.
Thêm vào đó, trong bối cảnh Nhà Vua đã bày tỏ ý định thoái vị vào tháng 8 năm ngoái và Quốc hội Nhật Bản đang thảo luận những yếu tố luật pháp liên quan đến việc thoái vị, chuyến thăm lần này là minh chứng cho việc Nhà Vua và Hoàng Hậu coi trọng quan hệ với Việt Nam.
(3) Trong cuộc hội kiến với Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Nhà Vua đã bày tỏ sự cảm phục trước việc “Việt Nam đã vượt qua hậu quả chiến tranh kéo dài, giành được hòa bình và phát triển như ngày hôm nay”. Một quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam đã bày tỏ: “Lãnh đạo và người dân Việt Nam rất cảm kích trước thông điệp của Nhà Vua”. Những người Việt Nam ở tuổi 50 hoặc cao hơn nữa đã trực tiếp trải qua chiến tranh chính là những người thấu hiểu sâu sắc nhất về giá trị hòa bình trên thế giới.
(4) Cả đất nước Việt Nam đã nồng nhiệt đón chào Nhà Vua và Hoàng Hậu. Tôi tin tưởng rằng thông qua chuyến thăm lần này, sự hiểu biết lẫn nhau và tình thân ái giữa hai nước Nhật Bản và Việt Nam càng trở nên sâu sắc. Báo chí Việt Nam đưa nhiều thông tin về chế độ quân chủ của Nhật Bản. Phong cách ứng xử cũng như những lời nói chân tình và nhân ái của Nhà Vua và Hoàng Hậu đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với nhiều người. Một người Việt Nam đã xúc động nói rằng: “Nhà Vua và Hoàng Hậu là sức mạnh đạo đức của Nhật Bản”. Hoàng Hậu ngồi quỳ gối trước Bà Nguyễn Thị Xuân (93 tuổi), ôm tấm thân nhỏ bé của Bà Xuân rồi vừa khóc vừa nói cảm ơn. Hình ảnh đó đã làm lay động tâm hồn của nhiều người.
Ngoài ra, chuyến thăm của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản lần này còn có một ý nghĩa sâu sắc khi giúp nhiều người biết tới các cựu binh sĩ Nhật Bản và gia đình ở Việt Nam của họ, Phong trào Đông Du, tình bạn giữa ông Phan Bội Châu và ông Asaba Sakitaro, những hỗ trợ của Nhật Bản trong việc gìn giữ khu Đại nội Huế cũng như Nhã nhạc Cung đình Huế.
(5) Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới nhiều cá nhân trong đó có ông Sugi Ryotaro, bà Komatsu Miyuki, ông Furuta Motoo (Hiệu trưởng Đại học Việt-Nhật), bác sĩ Natsume, thầy Tsuboi và thầy Nakagawa (Trường Đại học Waseda) vì đã góp phần tạo nên chương trình chuyến thăm Việt Nam của Nhà Vua và Hoàng Hậu với nội dung rất phong phú.
3. Lời kết
Năm nay, Việt Nam là quốc gia đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh APEC vào tháng 11 tại Đà Nẵng. Và dự kiến, hội nghị lần này cũng sẽ có sự tham dự của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Nhật Bản sẽ phối hợp toàn diện với Việt Nam để tổ chức thành công Hội nghị APEC lần này.
Đại sứ quán Nhật Bản có quyết tâm mạnh mẽ để biến năm 2017 thành “năm đột phá trong mối quan hệ Việt Nam và Nhật Bản”. Để thực hiện quyết tâm đó, chúng tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của tất cả các quý vị.