Trao đổi văn kiện liên quan tới việc Nhật Bản cung cấp viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam thông qua Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu cho trẻ em” (hợp tác với UNICEF).
2021/11/17


Ngày 17 tháng 11 năm 2021, tại Hà Nội, thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản Yamada Takio và Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam, bà Rana Flowers đã tiến hành ký kết và trao đổi văn kiện về việc Nhật Bản cung cấp viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam với tổng số tiền viện trợ là 634 triệu Yên Nhật.
1 Việt Nam là một trong các quốc gia trên thế giới đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai và biến đổi khí hậu. Các thiệt hại điển hình gây ra do biến đổi khí hậu trên biển, thay đổi mực nước biển đó là ngập lụt quy mô lớn do triều cường dâng cao tại thành phố Hồ Chí Minh thuộc khu vực miền Nam, xói mòn bờ biển tại khu vực miền Trung, thiếu nước sinh hoạt, tưới tiêu nông nghiệp do xâm nhập mặn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long v.v… và quan ngại các thiệt hại này sẽ còn nghiêm trọng hơn trong tương lai. Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu của Chính phủ Việt Nam từ trước tới nay tập trung chủ yếu vào ưu tiên xây dựng hạ tầng phòng chống thiên tai, tuy nhiên, các giải pháp hỗ trợ đối với đối tượng có nguy cơ cao nhất chịu tác động của biến đổi khí hậu là trẻ em vẫn chưa được thực hiện đầy đủ.
2 Với trẻ em là trung tâm, Dự án lần này sẽ tiến hành xây dựng thể chế nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu; hỗ trợ các lĩnh vực như nước sạch, vệ sinh, dinh dưỡng; hỗ trợ nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu tại cộng đồng của khu vực dễ chịu tác động của biến đổi khí hậu như hạn hán, ngập lụt v.v… là đồng bằng sông Cửu Long, theo đó có thể thúc đẩy các giải pháp ứng phó với nguy cơ thiên tai, biến đổi khí hậu; đảm bảo tiếp cận nguồn nước sạch, cải thiện vệ sinh môi trường, tình trạng dinh dưỡng lấy trẻ em làm trung tâm, với mục tiêu cuối cùng là góp phần giúp Việt Nam có thể ứng phó với các thách thức của thiên tai, biến đổi khí hậu v.v...
1 Việt Nam là một trong các quốc gia trên thế giới đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai và biến đổi khí hậu. Các thiệt hại điển hình gây ra do biến đổi khí hậu trên biển, thay đổi mực nước biển đó là ngập lụt quy mô lớn do triều cường dâng cao tại thành phố Hồ Chí Minh thuộc khu vực miền Nam, xói mòn bờ biển tại khu vực miền Trung, thiếu nước sinh hoạt, tưới tiêu nông nghiệp do xâm nhập mặn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long v.v… và quan ngại các thiệt hại này sẽ còn nghiêm trọng hơn trong tương lai. Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu của Chính phủ Việt Nam từ trước tới nay tập trung chủ yếu vào ưu tiên xây dựng hạ tầng phòng chống thiên tai, tuy nhiên, các giải pháp hỗ trợ đối với đối tượng có nguy cơ cao nhất chịu tác động của biến đổi khí hậu là trẻ em vẫn chưa được thực hiện đầy đủ.
2 Với trẻ em là trung tâm, Dự án lần này sẽ tiến hành xây dựng thể chế nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu; hỗ trợ các lĩnh vực như nước sạch, vệ sinh, dinh dưỡng; hỗ trợ nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu tại cộng đồng của khu vực dễ chịu tác động của biến đổi khí hậu như hạn hán, ngập lụt v.v… là đồng bằng sông Cửu Long, theo đó có thể thúc đẩy các giải pháp ứng phó với nguy cơ thiên tai, biến đổi khí hậu; đảm bảo tiếp cận nguồn nước sạch, cải thiện vệ sinh môi trường, tình trạng dinh dưỡng lấy trẻ em làm trung tâm, với mục tiêu cuối cùng là góp phần giúp Việt Nam có thể ứng phó với các thách thức của thiên tai, biến đổi khí hậu v.v...