(Chú ý!!!) Các vấn đề liên quan các công ty phái cử lao động và tư vấn du học sang Nhật Bản
2019/4/5
Để tránh việc các bạn trẻ có nguyện vọng sang Nhật Bản làm việc và học tập nhưng lại gặp phải các vấn đề không mong muốn, tháng 6 năm 2018 “cửa sổ tiếp nhận thông tin” (IEVJ) do các nhà tư vấn luận tâm huyết người Việt Nam và Nhật Bản đã được thiết lập.
Cho đến nay IEVJ đã nhận được báo cáo về các trường hợp xảy ra tranh chấp với các công ty trung gian như dưới đây.
1 Không nhận được “Giấy chứng nhận tư cách lưu trú” (COE).
・Nộp hồ sơ ứng tuyển tới doanh nghiệp Nhật Bản thông qua công ty môi giới, được thông báo đỗ nhưng chờ mãi vẫn chưa nhận được “Giấy chứng nhận tư cách lưu trú (COE)”. Khi liên lạc xác nhận với công ty mội giới thì nhận được trả lời rằng “Cứ chờ đi”.
2 Không nhận được dịch vụ tư vấn đầy đủ, không đáng tin cậy.
・Dù đã nộp đủ lệ phí cần thiết nhưng vẫn không nhận được dịch vu tư vấn phù hợp. Khi liên lạc xác nhận với công ty thì lần nào cũng chỉ được trả lời rằng: “Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản đang xem xét hồ sơ nên cứ đợi.”, thực sự là không thể xác nhận được việc là hồ sơ có thực sự được nộp cho phía Nhật Bản hay không.
・Công ty trung gian nói rằng nếu ký hợp đồng thì sẽ được giảm giá 10 triệu đồng và đặc biệt được học miễn phí tiếng Nhật trong 3 tháng nhưng thực tế thì không có như vậy.
・Có công ty do đã tìm được công ty tiếp nhận ở bên Nhật nên đã trả tiền cho một số sinh viên đại học để đóng giả là các thực tập sinh đã được tuyển chọn.
・Có công ty đã thay đổi tên gọi nhiều lần.
3 Làm giả hồ sơ công chứng.
・Dù không nhận được sự đồng ý của đương sự, công ty vẫn tự ý làm giả bằng tốt nghiệp đại học, đưa những thông tin sai sự thật vào hồ sơ để nộp cho Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản.
・Làm giả sổ tiết kiệm ngân hàng, giấy chứng nhận thu nhập của gia đình.
・Phát hành các hóa đơn không có tên công ty và dấu công ty.
4 Yêu cầu nộp các khoản lệ phí không phù hợp.
・Nếu muốn đỗ kỳ thi để sang Nhật Bản và trả cho nhân viên của công ty 500 USD ~ 1000 USD thì sẽ được bí mật cho biết trước các câu trả lời trong bài kiểm tra.
・Người môi giới yêu cầu trả mức phí giới thiệu cho công ty phái cử lao động là 11.500 USD, tuy nhiên công ty phái cử lao động thông thường chỉ yêu cầu mức phí là 7000 USD ~ 7.500 USD.
・Dù không có doanh nghiệp nào ở Nhật Bản muốn tiếp nhận lao động nhưng công ty vẫn tiến hành tuyển chọn ứng viên và thu của mỗi người 3000 USD tiền đặc cọc và 20 triệu tiền học tiếng Nhật.
5 Tư cách lưu trú được giới thiệu không đúng với nguyện vọng.
・Giới thiệu về điều kiện để xin tư cách lưu trú 5 năm với các công việc như dọn vệ sinh khách sạn, tòa nhà mặc dù nguyện vọng của muốn sang Nhật Bản làm việc là với tư cách là kỹ sư để phát huy những năng lực chuyên môn đã học tại trường đại học chứ không phải với tư cách là lưu học sinh, thực tập sinh. Phí dịch vụ yêu cầu nộp là 7500 USD.
・Được thông báo là có thể sang Nhật và làm công việc của kỹ sư nhưng vào thời điể ký hợp đồng thì công ty mội giới lại tự ý chuyển sang xin cấp visa tu nghiệp sinh kỹ năng.
6 Được phái cử sang Nhật Bản không phải bằng visa làm việc mà bằng visa “du lịch” 15 ngày.
・Có trường hợp đã ký hợp đồng giới thiệu việc làm tại Nhật Bản với công ty môi giới nhưng dịch vụ nhận được lại là “visa du lịch”. Sau khi sang đến Nhật Bản mới biết là mình bị lừa, định liên lạc với công ty môi giới để chất vấn thì công ty đó đã trốn mất.
●Để không bị rơi vào các rắc rối trên・・・
・Hãy học tiếng Nhật thật tốt, tự mình đọc tiếng Nhật. Nếu bạn có thể nói được tiếng Nhật thì bạn có thể tự mình tìm hiểu các thông tin về nơi mình sẽ đến làm việc, trường mình sẽ đến học mà không cần phải dựa vào công ty trung gian.
・Khi trả tiền hãy lấy hóa đơn đầy đủ, trên đó cần ghi rõ trả phí về việc gì và bao nhiêu tiền. Nếu vài ngày sau bạn phát hiện ra có dấu hiệu lừa gạt thì đây sẽ là bằng chứng để đòi lại số tiền đã trả.
・”visa du lịch” chỉ dùng để đi du lịch. Nếu bạn muốn sang Nhật Bản để làm việc hay học tập thì việc trao cho bạn “visa du lịch” là hoàn toàn không đúng. Trong trường hợp này cần liên lạc ngay với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.
・Hãy tham khảo các thông tin dưới đây:
(1) Công ty tư vấn du học mà bạn đang sử dụng dịch vụ có nằm trong danh sách được cấp phép của Bộ giáo dục và Đào tạo không?
“Danh sách các công ty tư vấn du học được cấp phép hoạt động” (trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
http://icd.edu.vn/366/tu-van-du-hoc.html/BPF/vi-VN/
(2) Trường tiếng Nhật mà bạn muốn theo học có thực sự tồn tại ở Nhật Bản không?
Danh sách các cơ sở giảng dạy tiếng Nhật do Bộ tư pháp Nhật Bản công bố (tiếng Nhật, tiếng Anh)
https://www.vn.emb-japan.go.jp/files/000464231.pdf
(3) Bạn có biết về tình hình giảng dạy và học tập tại trường tiếng Nhật mà bạn muốn theo học không?
(Hãy tìm hiểu các thông tin như: số lượng học viên, thành tích thi JLPT, các trường được lựa chọn để tiếp tục học cao hơn có phù hợp với nguyện vọng của bạn không?)
Kết quả điều tra các cơ sở giảng dạy tiếng Nhật của Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản (tiếng Nhật)
http://www.mext.go.jp/a_menu/koutou/ryugaku/1382482.htm
●Hãy trao đổi với Đại sứ quán Nhật Bản và IEVJ・・・
IEVJ không chỉ tiếp nhận thông tin trao đổi về các vấn đề phát sinh với các công ty trung gian qua điện thoại, email, SNS mà còn cung cấp các thông tin cần thiết để các bạn trẻ không bị các công ty lừa đảo. IEVJ kêu gọi các bạn trẻ cung cấp các thông tin liên quan đến các công ty thiếu đạo đức.
【Bàn tư vấn của dự án】
Dự án Vết xe Hy vọng Việt Nhật (IEVJ)
Facebook: https://www.facebook.com/KIBOUVJ/
Cho đến nay IEVJ đã nhận được báo cáo về các trường hợp xảy ra tranh chấp với các công ty trung gian như dưới đây.
1 Không nhận được “Giấy chứng nhận tư cách lưu trú” (COE).
・Nộp hồ sơ ứng tuyển tới doanh nghiệp Nhật Bản thông qua công ty môi giới, được thông báo đỗ nhưng chờ mãi vẫn chưa nhận được “Giấy chứng nhận tư cách lưu trú (COE)”. Khi liên lạc xác nhận với công ty mội giới thì nhận được trả lời rằng “Cứ chờ đi”.
2 Không nhận được dịch vụ tư vấn đầy đủ, không đáng tin cậy.
・Dù đã nộp đủ lệ phí cần thiết nhưng vẫn không nhận được dịch vu tư vấn phù hợp. Khi liên lạc xác nhận với công ty thì lần nào cũng chỉ được trả lời rằng: “Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản đang xem xét hồ sơ nên cứ đợi.”, thực sự là không thể xác nhận được việc là hồ sơ có thực sự được nộp cho phía Nhật Bản hay không.
・Công ty trung gian nói rằng nếu ký hợp đồng thì sẽ được giảm giá 10 triệu đồng và đặc biệt được học miễn phí tiếng Nhật trong 3 tháng nhưng thực tế thì không có như vậy.
・Có công ty do đã tìm được công ty tiếp nhận ở bên Nhật nên đã trả tiền cho một số sinh viên đại học để đóng giả là các thực tập sinh đã được tuyển chọn.
・Có công ty đã thay đổi tên gọi nhiều lần.
3 Làm giả hồ sơ công chứng.
・Dù không nhận được sự đồng ý của đương sự, công ty vẫn tự ý làm giả bằng tốt nghiệp đại học, đưa những thông tin sai sự thật vào hồ sơ để nộp cho Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản.
・Làm giả sổ tiết kiệm ngân hàng, giấy chứng nhận thu nhập của gia đình.
・Phát hành các hóa đơn không có tên công ty và dấu công ty.
4 Yêu cầu nộp các khoản lệ phí không phù hợp.
・Nếu muốn đỗ kỳ thi để sang Nhật Bản và trả cho nhân viên của công ty 500 USD ~ 1000 USD thì sẽ được bí mật cho biết trước các câu trả lời trong bài kiểm tra.
・Người môi giới yêu cầu trả mức phí giới thiệu cho công ty phái cử lao động là 11.500 USD, tuy nhiên công ty phái cử lao động thông thường chỉ yêu cầu mức phí là 7000 USD ~ 7.500 USD.
・Dù không có doanh nghiệp nào ở Nhật Bản muốn tiếp nhận lao động nhưng công ty vẫn tiến hành tuyển chọn ứng viên và thu của mỗi người 3000 USD tiền đặc cọc và 20 triệu tiền học tiếng Nhật.
5 Tư cách lưu trú được giới thiệu không đúng với nguyện vọng.
・Giới thiệu về điều kiện để xin tư cách lưu trú 5 năm với các công việc như dọn vệ sinh khách sạn, tòa nhà mặc dù nguyện vọng của muốn sang Nhật Bản làm việc là với tư cách là kỹ sư để phát huy những năng lực chuyên môn đã học tại trường đại học chứ không phải với tư cách là lưu học sinh, thực tập sinh. Phí dịch vụ yêu cầu nộp là 7500 USD.
・Được thông báo là có thể sang Nhật và làm công việc của kỹ sư nhưng vào thời điể ký hợp đồng thì công ty mội giới lại tự ý chuyển sang xin cấp visa tu nghiệp sinh kỹ năng.
6 Được phái cử sang Nhật Bản không phải bằng visa làm việc mà bằng visa “du lịch” 15 ngày.
・Có trường hợp đã ký hợp đồng giới thiệu việc làm tại Nhật Bản với công ty môi giới nhưng dịch vụ nhận được lại là “visa du lịch”. Sau khi sang đến Nhật Bản mới biết là mình bị lừa, định liên lạc với công ty môi giới để chất vấn thì công ty đó đã trốn mất.
●Để không bị rơi vào các rắc rối trên・・・
・Hãy học tiếng Nhật thật tốt, tự mình đọc tiếng Nhật. Nếu bạn có thể nói được tiếng Nhật thì bạn có thể tự mình tìm hiểu các thông tin về nơi mình sẽ đến làm việc, trường mình sẽ đến học mà không cần phải dựa vào công ty trung gian.
・Khi trả tiền hãy lấy hóa đơn đầy đủ, trên đó cần ghi rõ trả phí về việc gì và bao nhiêu tiền. Nếu vài ngày sau bạn phát hiện ra có dấu hiệu lừa gạt thì đây sẽ là bằng chứng để đòi lại số tiền đã trả.
・”visa du lịch” chỉ dùng để đi du lịch. Nếu bạn muốn sang Nhật Bản để làm việc hay học tập thì việc trao cho bạn “visa du lịch” là hoàn toàn không đúng. Trong trường hợp này cần liên lạc ngay với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.
・Hãy tham khảo các thông tin dưới đây:
(1) Công ty tư vấn du học mà bạn đang sử dụng dịch vụ có nằm trong danh sách được cấp phép của Bộ giáo dục và Đào tạo không?
“Danh sách các công ty tư vấn du học được cấp phép hoạt động” (trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
http://icd.edu.vn/366/tu-van-du-hoc.html/BPF/vi-VN/
(2) Trường tiếng Nhật mà bạn muốn theo học có thực sự tồn tại ở Nhật Bản không?
Danh sách các cơ sở giảng dạy tiếng Nhật do Bộ tư pháp Nhật Bản công bố (tiếng Nhật, tiếng Anh)
https://www.vn.emb-japan.go.jp/files/000464231.pdf
(3) Bạn có biết về tình hình giảng dạy và học tập tại trường tiếng Nhật mà bạn muốn theo học không?
(Hãy tìm hiểu các thông tin như: số lượng học viên, thành tích thi JLPT, các trường được lựa chọn để tiếp tục học cao hơn có phù hợp với nguyện vọng của bạn không?)
Kết quả điều tra các cơ sở giảng dạy tiếng Nhật của Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản (tiếng Nhật)
http://www.mext.go.jp/a_menu/koutou/ryugaku/1382482.htm
●Hãy trao đổi với Đại sứ quán Nhật Bản và IEVJ・・・
IEVJ không chỉ tiếp nhận thông tin trao đổi về các vấn đề phát sinh với các công ty trung gian qua điện thoại, email, SNS mà còn cung cấp các thông tin cần thiết để các bạn trẻ không bị các công ty lừa đảo. IEVJ kêu gọi các bạn trẻ cung cấp các thông tin liên quan đến các công ty thiếu đạo đức.
【Bàn tư vấn của dự án】
Dự án Vết xe Hy vọng Việt Nhật (IEVJ)
Facebook: https://www.facebook.com/KIBOUVJ/