Đại sứ tham dự Hội thảo quốc tế về châm cứu Việt Nam (Sự kiện kỷ niệm 45 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao Việt Nam và Nhật Bản) và tổ chức Tiệc chiêu đãi
2018/1/23
Ngày 18 tháng 1, Hội thảo quốc tế về châm cứu Việt Nam (châm cứu Nhật Bản hỗ trợ nâng cao chăm sóc sức khỏe) đã được tổ chức tại Hà Nội bởi Quỹ Công nghệ y tế quốc tế, Hội chuyên gia châm cứu Nhật Bản, Tổ chức cứu trợ phát triển quốc tế, Cục Quản lý y, dược cổ truyền và Bệnh viện Châm cứu Trung ương (đơn vị bảo trợ : Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản).
Đại sứ Umeda đã tới dự và phát biểu tại Hội thảo.
Hội thảo quốc tế về châm cứu là hội thảo lần đầu tiên của lĩnh vực châm cứu và đây là sự kiện thuộc chuỗi các sự kiện kỷ niệm 45 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao Việt Nam Nhật Bản. Hội thảo nhận được sự tham gia của hơn 100 cán bộ hoạt động trong ngành châm cứu của Nhật Bản và Việt Nam. Hai bên chia sẻ kinh nghiệm về lĩnh vực châm cứu, phía Nhật Bản mô phỏng kỹ thuật châm cứu Nhật Bản và nhiều các sản phẩm ngành châm cứu được trưng bày. Hai bên đã đưa ra Tuyên bố chung về triển khai hợp tác song phương dự án hỗ trợ kỹ thuật ngành châm cứu nhằm đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của người dân.
Cùng ngày, Đại sứ Umeda đã tổ chức Tiệc chiêu đãi mời cán bộ hai phía Việt Nam và Nhật Bản để kỷ niệm sự kiện Hội thảo quốc tế về châm cứu đầu tiên trong lịch sử ngành đã được tổ chức thành công. Tại buổi tiệc, đoàn công tác của Ban thanh niên Đảng Dân chủ tự do đang công tác tại Hà Nội do Trưởng ban Suzuki Keisuke cùng Nghị sỹ Sasaki Hajime, Nghị sỹ Takinami Hirofumi, Nghị sỹ Kobayashi Takayuki, Nghị sỹ Yoshikawa Yumi đã tới có đôi lời phát biểu chào hỏi và chúc mừng.
(Trích bài phát biểu của Đại sứ Umeda tại Hội thảo)
● Năm 2018 là năm kỷ niệm 45 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước Nhật Bản và Việt Nam. Và trong năm kỷ niệm đáng nhớ này, Tôi rất vui mừng khi Hội thảo quốc tế lần thứ nhất về lĩnh vực châm cứu của Nhật Bản và Việt Nam được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Đại diện chính phủ Nhật Bản tại Việt Nam, Cho phép tôi có đôi lời phát biểu khai mạc.
● Tôi được biết, Hội thảo được 3 cơ quan của Nhật Bản phối hợp với Cục quản lý Y dược cổ truyền, Bộ Y tế và Bệnh viện Châm cứu Trung ương lên chương trình. Vì vậy, Lời đầu tiên, cho phép Tôi được gửi tới các cán bộ có liên quan lời cảm tạ sâu sắc nhất vì những đóng góp chuẩn bị cho buổi Hội thảo ngày hôm nay.
● Sau đây, Tôi sẽ giới thiệu về 3 đơn vị của phía Nhật Bản
Quỹ Kỹ thuật y tế quốc tế là một trong 3 cơ quan tham gia tổ chức Hội thảo. Quỹ được thành lập năm 1987 bởi Cố Phó Thủ tướng Watanabe Michio, tức là một năm sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra chính sách Đổi mới. Cố Phó Thủ tướng Watanabe là Chủ tịch đầu tiên của Quỹ, là người hiểu rất rõ về chính sách Đổi mới của Việt Nam và cũng là người tiên phong trong các hoạt động xây dựng mối quan hệ hữu hảo với Việt Nam. Tiếp nối tư tưởng của nhà sáng lập, Quỹ luôn luôn nỗ lực đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của Việt Nam thông qua phổ cập kỹ thuật châm cứu Nhật Bản.
● Hội châm cứu Nhật Bản không chỉ khuyến khích hoạt động châm cứu ở Nhật Bản mà còn xúc tiến nhân rộng ra toàn thế giới kỹ thuật châm cứu ít đau, đem lại hiệu quả trị liệu cao. Hội sẽ giới thiệu lịch sử phát triển và kỹ thuật châm cứu của Nhật Bản tại Hội thảo.
● Quỹ phát triển, cứu trợ quốc tế đã bắt đầu triển khai hoạt động ở Việt Nam từ năm 1991, mở văn phòng đại diện tại Đà Nẵng năm 1998 và triển khai hoạt động hỗ trợ người dân tốc tiểu số ở vùng cao cũng như tầng lớp người nghèo ở khu vực thành thị.
● Mối quan hệ giữa hai nước Nhật Bản và Việt Nam hiện nay có thể nói là đang trong giai đoạn hết sức “tốt đẹp” dựa trên sự tin cậy và tình cảm thân thiết. Đây là món quà hết sức cao quý mà các quý vị có mặt ngày hôm nay cũng như các cá nhân, tổ chức Nhật Bản và Việt Nam đã có nhiều những đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực để xây dựng và vun đắp trong nhiều năm qua. Tôi hy vọng rằng, mỗi chúng ta đang sống trong giai đoạn này sẽ tiếp tục “tinh thần hợp tác” đó.
● Tại buổi Hội đàm cấp cao Nhật Bản và Việt Nam giữa Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Abe hồi tháng 11 năm 2017 tại Đà Nẵng, Thủ tướng Abe đã nhấn mạnh sẽ hợp tác trong lĩnh vực y tế, hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên Sáng kiến sức khỏe Châu Á và việc bắt đầu hợp tác trong lĩnh vực châm cứu lần này là cũng là một hoạt động thể hiện ý chí của nhà lãnh đạo của Nhật Bản.
● Nói đến châm cứu, Tôi xin được chia sẻ tin tức thời sự gần đây. Trong phân loại bệnh viện (ICD) của tổ chức WHO, lĩnh vực y học cổ truyển như châm cứu, thuốc bắc đã được bổ sung vào bảng phân loại, khẳng định WHO đã chấp thuận chính thức loại hình y học cổ truyền. Có thể coi đây là một thành tựu lớn kể từ khi thành lập ICD mà trước nay chỉ tập trung chủ yếu là y học phương tây. Thế giới đã biết tới tầm quan trọng của y học cổ truyền Đông Á trong duy trì sức khỏe và cũng là sự kỳ vọng to lớn đối với các cán bộ làm việc trong lĩnh vực y học cổ truyền.
●Cuối cùng, trước khi kết thúc bài phát biểu của mình. Tôi xin gửi tới Quý vị lời chúc sức khỏe, chúc cho mối quan hệ giữa hai đất nước ngày càng phát triển hơn nữa.
Đại sứ Umeda đã tới dự và phát biểu tại Hội thảo.
Hội thảo quốc tế về châm cứu là hội thảo lần đầu tiên của lĩnh vực châm cứu và đây là sự kiện thuộc chuỗi các sự kiện kỷ niệm 45 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao Việt Nam Nhật Bản. Hội thảo nhận được sự tham gia của hơn 100 cán bộ hoạt động trong ngành châm cứu của Nhật Bản và Việt Nam. Hai bên chia sẻ kinh nghiệm về lĩnh vực châm cứu, phía Nhật Bản mô phỏng kỹ thuật châm cứu Nhật Bản và nhiều các sản phẩm ngành châm cứu được trưng bày. Hai bên đã đưa ra Tuyên bố chung về triển khai hợp tác song phương dự án hỗ trợ kỹ thuật ngành châm cứu nhằm đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của người dân.
Cùng ngày, Đại sứ Umeda đã tổ chức Tiệc chiêu đãi mời cán bộ hai phía Việt Nam và Nhật Bản để kỷ niệm sự kiện Hội thảo quốc tế về châm cứu đầu tiên trong lịch sử ngành đã được tổ chức thành công. Tại buổi tiệc, đoàn công tác của Ban thanh niên Đảng Dân chủ tự do đang công tác tại Hà Nội do Trưởng ban Suzuki Keisuke cùng Nghị sỹ Sasaki Hajime, Nghị sỹ Takinami Hirofumi, Nghị sỹ Kobayashi Takayuki, Nghị sỹ Yoshikawa Yumi đã tới có đôi lời phát biểu chào hỏi và chúc mừng.
(Trích bài phát biểu của Đại sứ Umeda tại Hội thảo)
● Năm 2018 là năm kỷ niệm 45 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước Nhật Bản và Việt Nam. Và trong năm kỷ niệm đáng nhớ này, Tôi rất vui mừng khi Hội thảo quốc tế lần thứ nhất về lĩnh vực châm cứu của Nhật Bản và Việt Nam được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Đại diện chính phủ Nhật Bản tại Việt Nam, Cho phép tôi có đôi lời phát biểu khai mạc.
● Tôi được biết, Hội thảo được 3 cơ quan của Nhật Bản phối hợp với Cục quản lý Y dược cổ truyền, Bộ Y tế và Bệnh viện Châm cứu Trung ương lên chương trình. Vì vậy, Lời đầu tiên, cho phép Tôi được gửi tới các cán bộ có liên quan lời cảm tạ sâu sắc nhất vì những đóng góp chuẩn bị cho buổi Hội thảo ngày hôm nay.
● Sau đây, Tôi sẽ giới thiệu về 3 đơn vị của phía Nhật Bản
Quỹ Kỹ thuật y tế quốc tế là một trong 3 cơ quan tham gia tổ chức Hội thảo. Quỹ được thành lập năm 1987 bởi Cố Phó Thủ tướng Watanabe Michio, tức là một năm sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra chính sách Đổi mới. Cố Phó Thủ tướng Watanabe là Chủ tịch đầu tiên của Quỹ, là người hiểu rất rõ về chính sách Đổi mới của Việt Nam và cũng là người tiên phong trong các hoạt động xây dựng mối quan hệ hữu hảo với Việt Nam. Tiếp nối tư tưởng của nhà sáng lập, Quỹ luôn luôn nỗ lực đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của Việt Nam thông qua phổ cập kỹ thuật châm cứu Nhật Bản.
● Hội châm cứu Nhật Bản không chỉ khuyến khích hoạt động châm cứu ở Nhật Bản mà còn xúc tiến nhân rộng ra toàn thế giới kỹ thuật châm cứu ít đau, đem lại hiệu quả trị liệu cao. Hội sẽ giới thiệu lịch sử phát triển và kỹ thuật châm cứu của Nhật Bản tại Hội thảo.
● Quỹ phát triển, cứu trợ quốc tế đã bắt đầu triển khai hoạt động ở Việt Nam từ năm 1991, mở văn phòng đại diện tại Đà Nẵng năm 1998 và triển khai hoạt động hỗ trợ người dân tốc tiểu số ở vùng cao cũng như tầng lớp người nghèo ở khu vực thành thị.
● Mối quan hệ giữa hai nước Nhật Bản và Việt Nam hiện nay có thể nói là đang trong giai đoạn hết sức “tốt đẹp” dựa trên sự tin cậy và tình cảm thân thiết. Đây là món quà hết sức cao quý mà các quý vị có mặt ngày hôm nay cũng như các cá nhân, tổ chức Nhật Bản và Việt Nam đã có nhiều những đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực để xây dựng và vun đắp trong nhiều năm qua. Tôi hy vọng rằng, mỗi chúng ta đang sống trong giai đoạn này sẽ tiếp tục “tinh thần hợp tác” đó.
● Tại buổi Hội đàm cấp cao Nhật Bản và Việt Nam giữa Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Abe hồi tháng 11 năm 2017 tại Đà Nẵng, Thủ tướng Abe đã nhấn mạnh sẽ hợp tác trong lĩnh vực y tế, hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên Sáng kiến sức khỏe Châu Á và việc bắt đầu hợp tác trong lĩnh vực châm cứu lần này là cũng là một hoạt động thể hiện ý chí của nhà lãnh đạo của Nhật Bản.
● Nói đến châm cứu, Tôi xin được chia sẻ tin tức thời sự gần đây. Trong phân loại bệnh viện (ICD) của tổ chức WHO, lĩnh vực y học cổ truyển như châm cứu, thuốc bắc đã được bổ sung vào bảng phân loại, khẳng định WHO đã chấp thuận chính thức loại hình y học cổ truyền. Có thể coi đây là một thành tựu lớn kể từ khi thành lập ICD mà trước nay chỉ tập trung chủ yếu là y học phương tây. Thế giới đã biết tới tầm quan trọng của y học cổ truyền Đông Á trong duy trì sức khỏe và cũng là sự kỳ vọng to lớn đối với các cán bộ làm việc trong lĩnh vực y học cổ truyền.
●Cuối cùng, trước khi kết thúc bài phát biểu của mình. Tôi xin gửi tới Quý vị lời chúc sức khỏe, chúc cho mối quan hệ giữa hai đất nước ngày càng phát triển hơn nữa.
![]() |
![]() |
Đại sứ Umeda phát biểu | Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến phát biểu |
![]() |
![]() |
Ông Konishi, Giám đốc Quỹ Công nghệ y tế quốc tế phát biểu
|
Quang cảnh Hội thảo |
![]() |
![]() |
Chụp ảnh lưu niệm |
Đoàn châm cứu Nhật Bản |
![]() |
![]() |
Đại sứ và Phu nhân thăm gian trưng bày
|
Trưng bày sản phẩm ngành châm cứu |
Đầu mối liên hệ
Đại sứ quán Nhật Bản
Ban Kinh tế (Mr Momoi)
Tel : :+84-24-3846-3000
FAX:+84-24-3846-3044
Đại sứ quán Nhật Bản
Ban Kinh tế (Mr Momoi)
Tel : :+84-24-3846-3000
FAX:+84-24-3846-3044