Tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin chính xác về thực tập kỹ năng và du học
2019/1/25
Ngày 22 tháng 1, Đại sứ quán Nhật Bản đã tổ chức “Hội thảo cung cấp thông tin chính xác về thực tập kỹ năng và du học” nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam có nguyện vọng đến Nhật Bản có thể đến Nhật Bản và trở về nước với sự hài lòng mà không gặp phải các rắc rối như: vay nợ với số tiền lớn, bị bóc lột, bị lừa đảo. (Chủ trì hội thảo: Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, đồng tổ chức: Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET), Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (MOLISA), Tổ chức hỗ trợ học sinh sinh viên Nhật Bản (JASSO), Dự án trao đổi thông tin cho người Việt Nam đi Nhật Bản (Information Exchange for Vietnamese go to Japan (IEVJ), Công ty đào tạo tư vấn nguồn nhân lực Việt Nhật).
Hội thảo đã thu hút khoảng 100 người tham dự bao gồm các bạn trẻ có nguyện vọng đến Nhật Bản du học hoặc thực tập kỹ năng, đại diện của các công ty phái cử, đại diện của các cơ quan báo chí, đài truyền hình.
Tại Hội thảo, đại điện cơ quan chủ trì, Đại sứ Umeda đã có bài phát biểu trong đó kêu gọi các bạn học sinh sinh viên lưu ý ba điểm sau với hy vọng các bạn trẻ sẽ đến Nhật Bản thành công:
1. Không sử dụng môi giới thiếu đạo đức
2. Không trả phí quá cao và khi trả phí phải nhận hóa đơn
3. Không du học vì mục đích kiếm tiền.
(Nội dung chính của bài phát biểu như được đăng dưới đây)
Sau bài phát biểu của Đại sứ là bài phát biểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bài phát biểu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và phần trình bày của của cán bộ phụ trách của hai Bộ, Đại sứ quán, Bà Okada Trưởng Đại diện Văn phòng JICA Việt Nam của tổ chức JASSO, Ông Iwahori Chủ tịch Công ty đào tạo tư vấn nguồn nhân lực Việt Nhật, Ông Fushihara và Bà Bùi Hồng Dương của Dự án trao đổi thông tin cho người Việt Nam đi Nhật Bản.
Hội thảo bao gồm cả phần hỏi đáp kéo dài 3 tiếng và kết thúc thành công.
Theo khảo sát ý kiến của người tham dự hội thảo, hầu hết đều đánh giá hội thảo rất tốt và tốt.
Ngoài ra, hội thảo đã được các báo đài của Việt Nam và Nhật Bản đưa tin, trong đó Đài truyền hình Việt Nam (VTV1) đã đưa tin về hội thảo trong bản tin đầu lúc 18 giờ cùng ngày.
Trong thời gian tới, thông qua những sự kiện khác nhau, Đại sứ quán sẽ tiếp tục nỗ lực cung cấp thông tin chính xác nhằm thực hiện cơ chế thực tập kỹ năng và du học một cách phù hợp.
(Tài liệu phát tại hội thảo, hình ảnh hội thảo xin vui lòng xem tại trang này)
(Bài phát biểu của Đại sứ)
Kính chào các em có nguyện vọng sang Nhật Bản thực tập kỹ năng và du học,
Cảm ơn các Quý vị đã dành thời gian tham dự “Hội thảo cung cấp thông tin chính xácvề thực tập kỹ năng và du học” do Đại sứ quán Nhật Bản tổ chức. Đặc biệt, Tôi rất vui mừng vì hội thảo ngày hôm nay có sự tham dự của các bạn thanh niên trẻ có nguyện vọng đi thực tập kỹ năng và du học tại Nhật Bản.
Hội thảo ngày hôm nay do Đại sứ quán Nhật Bản cùng với Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng phối hợp tổ chức với sự có mặt của cán bộ phụ trách của hai Bộ là Ông Phạm Chí Cường, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế và Ông Phạm Viết Hương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động Ngoài nước. Tôi xin một lần nữa chân thành cảm ơn sự hợp tác của hai Quý Bộ trong việc đồng tổ chức hội thảo ngày hôm nay.
Năm vừa qua, Nhật Bản và Việt Nam đón chào kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 240 sự kiện đã được tổ chức tại hai nước Nhật Bản và Việt Nam. Ngoài ra, các chuyến thăm song phương của lãnh đạo cấp cao hai nước được tổ chức thường xuyên như chuyến thăm chính thức cấp nhà nước của Cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân, Chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Giao lưu giữa người dân hai nước cũng trở nên sôi động và quan hệ hai nước trong tất cả các lĩnh vực đã đi vào chiều sâu. Tại Nhật Bản, những thông tin về Việt Nam do báo chí đưa tin cũng tăng lên đáng kể. Mối quan hệ Việt Nhật hiện đang trong giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay.
Một trong những bối cảnh của mối quan hệ Nhật Việt tốt đẹp này là có nhiều người Việt Nam đã từng du học và thực tập kỹ năng tại Nhật Bản hiện nay đang hoạt động tích cực và trở thành cầu nối giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trong số các cựu lưu học sinh, có rất nhiều người đang làm việc trong Chính phủ, Quốc hội, tổ chức đào tạo như trường đại học, tổ chức y tế, doanh nghiệp Nhật Bản v.v…Ví dụ như, trong Chính phủ, có Ngài Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Ngài Lê Minh Hưng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Ngài Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoàn Nhà nước, Ngài Nghiêm Vũ Khải (Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) Đại biểu Quốc hội, Ngài Tạ Thành Văn, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội.
Thêm vào đó, tại Tp Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp Nhật Bản đang hợp tác với phía Việt Nam xây dựng đường sắt đô thị tuyến số một, và Ông Phan Vũ Duy Cường, một cựu lưu học sinh Nhật Bản (Đại học Tokyo), đang giữ cương vị quản lý của một doanh nghiệp xây dựng Nhật Bản tại Tp Hồ Chí Minh.
Ngoài những ví dụ như trên, còn có rất nhiều cựu du học sinh đang hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Các cựu du học sinh Nhật Bản người Việt Nam đang đóng góp to lớn cho sự phát triển của Việt Nam, đồng thời cũng đóng góp cho sự phát triển của mối quan hệ Nhật Việt như là những cầu nối của hai nước.
Có rất nhiều người Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam sử dụng các kỹ năng họ học được trong quá trình thực tập kỹ năng tại Nhật Bản như các kỹ năng trong lĩnh vực xây dựng, chế tạo cũng như năng lực tiếng Nhật.
Tôi nghe nói có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản quyết định đầu tư vào Việt Nam, tận dụng nguồn nhân lực là các thực tập sinh kỹ năng đã từng được đào tạo làm lãnh đạo tại các công ty do doanh nghiệp Nhật thành lập tại Việt Nam.
Những ví dụ điển hình như trên chiếm số đông, và chúng tôi rất vui mừng khi lắng nghe được các câu chuyện như vậy. Mặt khác, cũng có nhiều điểm mà các bạn trẻ cần lưu ý khi đến Nhật Bản với tư cách là du học sinh và thực tập sinh kỹ năng.
Hội thảo ngày hôm nay là nhằm mục đích để cung cấp những thông tin chính xác về du học và thực tập kỹ năng. Tôi mong các bạn sẽ chia sẻ những thông tin được cung cấp tại hội thảo hôm nay đến gia đình và những người bạn thân v.v…
Trong 3,4 năm nay, Việt Nam đã trở thành nước quan trọng nhất hỗ trợ Nhật Bản giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Từ tháng 4 năm nay, cơ chế kỹ năng đặc định đã được đưa vào như một tư cách lưu trú mới, trong đó nguồn nhân lực ưu tú và chăm chỉ người Việt Nam đang được các doanh nghiệp Nhật Bản kỳ vọng nhất.
Hiện tại, có khoảng 300,000 người Việt Nam đang lưu trú tại Nhật Bản và hỗ trợ cho nền kinh tế của Nhật Bản đồng thời hiện thực giấc mơ của bản thân. Tuy nhiên, có một điều vô cùng đáng tiếc là trong vòng 3,4 năm gần đây, Việt Nam đứng đầu trong số vụ tội phạm người nước ngoài (hơn 90% là tội trộm cắp) phân theo quốc gia và số thực tập sinh kỹ năng người nước ngoài bỏ trốn tại Nhật Bản.
Các bạn trẻ Việt Nam đến Nhật Bản với nhiều giấc mơ và hoài bão, không có bạn nào đến Nhật Bản với mục đích ban đầu là phạm tội. Tuy nhiên, có những người Việt Nam và Nhật Bản lợi dụng các giấc mơ và hoài bão của các bạn trẻ để kiếm tiền và đẩy các bạn trẻ vào con đường phạm tội.
Đó là các “Môi giới thiếu đạo đức” hay các “Công ty phái cử thiếu đạo đức”. Các môi giới thiếu đạo đức luôn có ý định lừa gạt các bạn trẻ bằng những lời ngọt ngào như “Nếu đi Nhật Bản thì vừa học vừa làm có thể kiếm được nhiều tiền”, hay là “Sẽ cố gắng thu xếp để các bạn có thể đi Nhật Bản sớm”. Ngoài ra, các môi giới và công ty phái cử thiếu đạo đức này luôn yêu cầu trả phí môi giới với nhiều lý do khác nhau. Kết quả là các bạn trẻ phải mang một “gánh nặng nợ” trước khi đến Nhật Bản, và nhiều bạn phải vay từ người thân hoặc các công ty tài chính.
Tuy nhiên, trên thực tế, các bạn không thể vừa đi học tại trường tiếng Nhật vừa làm thêm kiếm tiền. Nếu làm thêm vào ban đêm thì ban ngày các bạn không thể học ở trường được. Và dù cho các bạn có vừa học ban ngày vừa làm ban đêm thì cũng không thể trả hết nợ vay. Trong điều kiện như thế, các môi giới thiếu đạo đức lại cố tình dụ dỗ và lôi kéo các bạn trẻ vào những tổ chức tội phạm ăn cắp.
Về thực tập kỹ năng, cũng có những doanh nghiệp Nhật Bản thiếu đạo đức và các cơ quan quản lý tiêu chuẩn lao động Nhật Bản lưu ý các doanh nghiệp này do vi phạm luật, ví dụ như: không trả tiền lương ngoài giờ cho người lao động, khi đó những môi giới du dỗ rằng có thể kiếm được lương cao hơn và để cho lao động bỏ trốn.
Mong muốn tha thiết của Đại sứ quán là giảm bớt dù chỉ một người để các bạn trẻ không bị các công ty và môi giới thiếu đạo đức lừa đảo, phạm tôi và bị bắt. Chính phủ Nhật Bản đang hợp tác với Chính phủ Việt Nam để tăng cường các hoạt động nhằm loại bỏ những công ty môi giới, các công ty phái cử thiếu đạo đức.
Tại Nhật Bản, công tác quản lý các công ty thiếu đạo đức đang được tăng cường, và thông qua việc hoàn thiện công tác đào tạo tiếng Nhật cũng như hoàn thiện cơ chế tham vấn cho phù hợp với việc đưa vào áp dụng tư cách lưu trú mới của kỹ năng đặc định, phía Nhật Bản đã bắt đầu các hoạt động và nỗ lực để xây dựng Nhật Bản thành một xã hội dễ dàng sinh sống hơn đối với người nước ngoài. Chúng tôi mong muốn các bạn trẻ Việt Nam đến Nhật Bản với giấc mơ của riêng mình sau khi quay lại Việt Nam sẽ trở nên yêu thích Nhật Bản hơn nữa.
Các biện pháp xử lý các môi giới thiếu đạo đức và công ty tiếp nhận lao động không phù hợp cũng là chủ đề được nêu ra tại các cuộc hội đàm cấp cao giữa hai nước.
Chính phủ hai nước Nhật Bản và Việt Nam tiếp tục hợp tác hoàn thiện môi trường học tập và lao động để đáp lại những giấc mơ và kỳ vọng về Nhật Bản của các bạn trẻ Việt Nam.
Từ trước đến nay, Đại sứ quán chúng tôi luôn nỗ lực thực hiện các buổi phỏng vấn riêng đối với người xin cấp visa du học, từ chối việc xin visa của các công ty phái cử thiếu đạo đức, cung cấp những thông tin chính xácthông qua hội thảo, trang web, facebook.
Sau đây tôi xin được nêu 3 điểm. Mong các bạn sau khi tham gia hội thảo ngày hôm nay và ra về hãy ghi nhớ 3 điểm này và chia sẽ với gia đình và những bạn bè xung quanh.
Hội thảo đã thu hút khoảng 100 người tham dự bao gồm các bạn trẻ có nguyện vọng đến Nhật Bản du học hoặc thực tập kỹ năng, đại diện của các công ty phái cử, đại diện của các cơ quan báo chí, đài truyền hình.
Tại Hội thảo, đại điện cơ quan chủ trì, Đại sứ Umeda đã có bài phát biểu trong đó kêu gọi các bạn học sinh sinh viên lưu ý ba điểm sau với hy vọng các bạn trẻ sẽ đến Nhật Bản thành công:
1. Không sử dụng môi giới thiếu đạo đức
2. Không trả phí quá cao và khi trả phí phải nhận hóa đơn
3. Không du học vì mục đích kiếm tiền.
(Nội dung chính của bài phát biểu như được đăng dưới đây)
Sau bài phát biểu của Đại sứ là bài phát biểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bài phát biểu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và phần trình bày của của cán bộ phụ trách của hai Bộ, Đại sứ quán, Bà Okada Trưởng Đại diện Văn phòng JICA Việt Nam của tổ chức JASSO, Ông Iwahori Chủ tịch Công ty đào tạo tư vấn nguồn nhân lực Việt Nhật, Ông Fushihara và Bà Bùi Hồng Dương của Dự án trao đổi thông tin cho người Việt Nam đi Nhật Bản.
Hội thảo bao gồm cả phần hỏi đáp kéo dài 3 tiếng và kết thúc thành công.
Theo khảo sát ý kiến của người tham dự hội thảo, hầu hết đều đánh giá hội thảo rất tốt và tốt.
Ngoài ra, hội thảo đã được các báo đài của Việt Nam và Nhật Bản đưa tin, trong đó Đài truyền hình Việt Nam (VTV1) đã đưa tin về hội thảo trong bản tin đầu lúc 18 giờ cùng ngày.
Trong thời gian tới, thông qua những sự kiện khác nhau, Đại sứ quán sẽ tiếp tục nỗ lực cung cấp thông tin chính xác nhằm thực hiện cơ chế thực tập kỹ năng và du học một cách phù hợp.
(Tài liệu phát tại hội thảo, hình ảnh hội thảo xin vui lòng xem tại trang này)
![]() |
![]() |
(Đại sứ Umeda phát biểu) |
(Quang cảnh hội trường) |
![]() |
![]() |
(Phát biểu của Ông Phạm Chí Cường, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo) |
(Phát biểu của Ông Phạm Viết Hương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động Ngoài nước, Molisa) |
![]() |
![]() |
(Phát biểu của Bà Trần Thị Phương, Chuyên viên Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo) |
( Phát biểu của ÔngVũ Trường Giang, Trưởng phòng Cục Quản lý Lao động Ngoài nước, Molisa) |
![]() |
![]() |
(Phát biểu của Ông Iwahori, Chủ tịch Công ty đào tạo tư vấn nguồn nhân lực Việt Nhật) |
(Phát biểu của Ông Nguyễn Quang Tùng,
Cựu lưu học sinh Nhật Bản)
|
![]() |
![]() |
(Phát biểu của Ông Fushihara, Chủ tịch Dự án trao đổi thông tin cho người Việt Nam đi Nhật Bản) |
(Phát biểu của Bà Bùi Hồng Dương, Luật sư Dự án trao đổi thông tin cho người Việt Nam đi Nhật Bản) |
![]() |
![]() |
(Phát biểu của Bà Okada, Trưởng văn phòng Tổ chức hỗ trợ học sinh sinh viên Nhật Bản) |
(Phát biểu của Ông Okabe, Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản) |
(Bài phát biểu của Đại sứ)
Kính chào các em có nguyện vọng sang Nhật Bản thực tập kỹ năng và du học,
Cảm ơn các Quý vị đã dành thời gian tham dự “Hội thảo cung cấp thông tin chính xácvề thực tập kỹ năng và du học” do Đại sứ quán Nhật Bản tổ chức. Đặc biệt, Tôi rất vui mừng vì hội thảo ngày hôm nay có sự tham dự của các bạn thanh niên trẻ có nguyện vọng đi thực tập kỹ năng và du học tại Nhật Bản.
Hội thảo ngày hôm nay do Đại sứ quán Nhật Bản cùng với Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng phối hợp tổ chức với sự có mặt của cán bộ phụ trách của hai Bộ là Ông Phạm Chí Cường, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế và Ông Phạm Viết Hương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động Ngoài nước. Tôi xin một lần nữa chân thành cảm ơn sự hợp tác của hai Quý Bộ trong việc đồng tổ chức hội thảo ngày hôm nay.
Năm vừa qua, Nhật Bản và Việt Nam đón chào kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 240 sự kiện đã được tổ chức tại hai nước Nhật Bản và Việt Nam. Ngoài ra, các chuyến thăm song phương của lãnh đạo cấp cao hai nước được tổ chức thường xuyên như chuyến thăm chính thức cấp nhà nước của Cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân, Chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Giao lưu giữa người dân hai nước cũng trở nên sôi động và quan hệ hai nước trong tất cả các lĩnh vực đã đi vào chiều sâu. Tại Nhật Bản, những thông tin về Việt Nam do báo chí đưa tin cũng tăng lên đáng kể. Mối quan hệ Việt Nhật hiện đang trong giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay.
Một trong những bối cảnh của mối quan hệ Nhật Việt tốt đẹp này là có nhiều người Việt Nam đã từng du học và thực tập kỹ năng tại Nhật Bản hiện nay đang hoạt động tích cực và trở thành cầu nối giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trong số các cựu lưu học sinh, có rất nhiều người đang làm việc trong Chính phủ, Quốc hội, tổ chức đào tạo như trường đại học, tổ chức y tế, doanh nghiệp Nhật Bản v.v…Ví dụ như, trong Chính phủ, có Ngài Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Ngài Lê Minh Hưng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Ngài Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoàn Nhà nước, Ngài Nghiêm Vũ Khải (Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) Đại biểu Quốc hội, Ngài Tạ Thành Văn, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội.
Thêm vào đó, tại Tp Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp Nhật Bản đang hợp tác với phía Việt Nam xây dựng đường sắt đô thị tuyến số một, và Ông Phan Vũ Duy Cường, một cựu lưu học sinh Nhật Bản (Đại học Tokyo), đang giữ cương vị quản lý của một doanh nghiệp xây dựng Nhật Bản tại Tp Hồ Chí Minh.
Ngoài những ví dụ như trên, còn có rất nhiều cựu du học sinh đang hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Các cựu du học sinh Nhật Bản người Việt Nam đang đóng góp to lớn cho sự phát triển của Việt Nam, đồng thời cũng đóng góp cho sự phát triển của mối quan hệ Nhật Việt như là những cầu nối của hai nước.
Có rất nhiều người Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam sử dụng các kỹ năng họ học được trong quá trình thực tập kỹ năng tại Nhật Bản như các kỹ năng trong lĩnh vực xây dựng, chế tạo cũng như năng lực tiếng Nhật.
Tôi nghe nói có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản quyết định đầu tư vào Việt Nam, tận dụng nguồn nhân lực là các thực tập sinh kỹ năng đã từng được đào tạo làm lãnh đạo tại các công ty do doanh nghiệp Nhật thành lập tại Việt Nam.
Những ví dụ điển hình như trên chiếm số đông, và chúng tôi rất vui mừng khi lắng nghe được các câu chuyện như vậy. Mặt khác, cũng có nhiều điểm mà các bạn trẻ cần lưu ý khi đến Nhật Bản với tư cách là du học sinh và thực tập sinh kỹ năng.
Hội thảo ngày hôm nay là nhằm mục đích để cung cấp những thông tin chính xác về du học và thực tập kỹ năng. Tôi mong các bạn sẽ chia sẻ những thông tin được cung cấp tại hội thảo hôm nay đến gia đình và những người bạn thân v.v…
Trong 3,4 năm nay, Việt Nam đã trở thành nước quan trọng nhất hỗ trợ Nhật Bản giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Từ tháng 4 năm nay, cơ chế kỹ năng đặc định đã được đưa vào như một tư cách lưu trú mới, trong đó nguồn nhân lực ưu tú và chăm chỉ người Việt Nam đang được các doanh nghiệp Nhật Bản kỳ vọng nhất.
Hiện tại, có khoảng 300,000 người Việt Nam đang lưu trú tại Nhật Bản và hỗ trợ cho nền kinh tế của Nhật Bản đồng thời hiện thực giấc mơ của bản thân. Tuy nhiên, có một điều vô cùng đáng tiếc là trong vòng 3,4 năm gần đây, Việt Nam đứng đầu trong số vụ tội phạm người nước ngoài (hơn 90% là tội trộm cắp) phân theo quốc gia và số thực tập sinh kỹ năng người nước ngoài bỏ trốn tại Nhật Bản.
Các bạn trẻ Việt Nam đến Nhật Bản với nhiều giấc mơ và hoài bão, không có bạn nào đến Nhật Bản với mục đích ban đầu là phạm tội. Tuy nhiên, có những người Việt Nam và Nhật Bản lợi dụng các giấc mơ và hoài bão của các bạn trẻ để kiếm tiền và đẩy các bạn trẻ vào con đường phạm tội.
Đó là các “Môi giới thiếu đạo đức” hay các “Công ty phái cử thiếu đạo đức”. Các môi giới thiếu đạo đức luôn có ý định lừa gạt các bạn trẻ bằng những lời ngọt ngào như “Nếu đi Nhật Bản thì vừa học vừa làm có thể kiếm được nhiều tiền”, hay là “Sẽ cố gắng thu xếp để các bạn có thể đi Nhật Bản sớm”. Ngoài ra, các môi giới và công ty phái cử thiếu đạo đức này luôn yêu cầu trả phí môi giới với nhiều lý do khác nhau. Kết quả là các bạn trẻ phải mang một “gánh nặng nợ” trước khi đến Nhật Bản, và nhiều bạn phải vay từ người thân hoặc các công ty tài chính.
Tuy nhiên, trên thực tế, các bạn không thể vừa đi học tại trường tiếng Nhật vừa làm thêm kiếm tiền. Nếu làm thêm vào ban đêm thì ban ngày các bạn không thể học ở trường được. Và dù cho các bạn có vừa học ban ngày vừa làm ban đêm thì cũng không thể trả hết nợ vay. Trong điều kiện như thế, các môi giới thiếu đạo đức lại cố tình dụ dỗ và lôi kéo các bạn trẻ vào những tổ chức tội phạm ăn cắp.
Về thực tập kỹ năng, cũng có những doanh nghiệp Nhật Bản thiếu đạo đức và các cơ quan quản lý tiêu chuẩn lao động Nhật Bản lưu ý các doanh nghiệp này do vi phạm luật, ví dụ như: không trả tiền lương ngoài giờ cho người lao động, khi đó những môi giới du dỗ rằng có thể kiếm được lương cao hơn và để cho lao động bỏ trốn.
Mong muốn tha thiết của Đại sứ quán là giảm bớt dù chỉ một người để các bạn trẻ không bị các công ty và môi giới thiếu đạo đức lừa đảo, phạm tôi và bị bắt. Chính phủ Nhật Bản đang hợp tác với Chính phủ Việt Nam để tăng cường các hoạt động nhằm loại bỏ những công ty môi giới, các công ty phái cử thiếu đạo đức.
Tại Nhật Bản, công tác quản lý các công ty thiếu đạo đức đang được tăng cường, và thông qua việc hoàn thiện công tác đào tạo tiếng Nhật cũng như hoàn thiện cơ chế tham vấn cho phù hợp với việc đưa vào áp dụng tư cách lưu trú mới của kỹ năng đặc định, phía Nhật Bản đã bắt đầu các hoạt động và nỗ lực để xây dựng Nhật Bản thành một xã hội dễ dàng sinh sống hơn đối với người nước ngoài. Chúng tôi mong muốn các bạn trẻ Việt Nam đến Nhật Bản với giấc mơ của riêng mình sau khi quay lại Việt Nam sẽ trở nên yêu thích Nhật Bản hơn nữa.
Các biện pháp xử lý các môi giới thiếu đạo đức và công ty tiếp nhận lao động không phù hợp cũng là chủ đề được nêu ra tại các cuộc hội đàm cấp cao giữa hai nước.
Chính phủ hai nước Nhật Bản và Việt Nam tiếp tục hợp tác hoàn thiện môi trường học tập và lao động để đáp lại những giấc mơ và kỳ vọng về Nhật Bản của các bạn trẻ Việt Nam.
Từ trước đến nay, Đại sứ quán chúng tôi luôn nỗ lực thực hiện các buổi phỏng vấn riêng đối với người xin cấp visa du học, từ chối việc xin visa của các công ty phái cử thiếu đạo đức, cung cấp những thông tin chính xácthông qua hội thảo, trang web, facebook.
Sau đây tôi xin được nêu 3 điểm. Mong các bạn sau khi tham gia hội thảo ngày hôm nay và ra về hãy ghi nhớ 3 điểm này và chia sẽ với gia đình và những bạn bè xung quanh.
- Không sử dụng môi giới thiếu đạo đức
- Không trả phí môi giới cao, khi trả tiền thì phải nhận hóa đơn
- Không đi du học vì mục đích kiếm tiền
Về nội dung chi tiết, cán bộ phụ trách sẽ trình bày trong phần sau.
Có tin đồn rằng một bộ phận các công ty phái cử nói rằng “Đại sứ quán Nhật Bản là chỗ quen biết. Có thể xin được visa”. Tuy nhiên, những lời nói này giả mạo tên buổi của Đại sứ quán và hoàn toàn là nói dối. Nếu các bạn có điều gì thắc mắc, hãy trực tiếp tham vấn với chúng tôi.
Tôi rất mong rằng các bạn sẽ có được những thông tin chính xácvề thực tập kỹ năng, du học và kỹ năng đặc định tại buổi hội thảo ngày hôm nay, và việc đến Nhật Bản sẽ mở ra tương lai tươi sáng đối với tất cả các bạn.
Cuối cùng, tôi xin chúc các đại biểu và các bạn tham gia hội thảo ngày hôm nay dồi dào sức khỏe và hạnh phúc.