Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tổ chức tập huấn cho các cơ quan phái cử
2018/5/10
Trong hai ngày 7 và 8 tháng 5 vừa qua, Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động (cơ quan phái cử). Ước tính có 270 người từ các cơ quan phái cử đã tham dự khóa tập huấn.
Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam Momoi đã tham dự chuyên đề “Thị trường Nhật Bản, Đông Nam Á” và đề nghị đại diện các cơ quan phái cử tăng cường hợp tác để lành mạnh hóa chương trình du học và thực tập kỹ năng tại Nhật Bản (Nội dung khái quát bài phát biểu có đăng tải trên Website)
Tháng trước, Cục Quản lý Lao động ngoài nước cũng đã triển khai tập huấn cho các cơ quan phái cử tại thành phố Hồ Chí Minh và Tổng lãnh sự Nhật Bản Kawaue cũng đã tham dự, kêu gọi đại diện các cơ quan phái cử tăng cường hợp tác để lành mạnh hóa chương trình du học và thực tập kỹ năng tại Nhật Bản.
(Khái quát bài phát biểu)
1. Như quý vị đã biết, có thể nói quan hệ giữa hai nước Nhật Bản và Việt Nam hiện đang phát triển tốt đẹp nhất từ trước tới nay. Bên cạnh việc lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên thăm viếng lẫn nhau, các hoạt động giao lưu giữa hai nước trên các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, văn hóa cũng vô cùng sôi động. Hiện tại có trên 16.000 người Nhật Bản đang sống và làm việc ở Việt Nam, con số này đã tăng gấp đôi trong vài năm gần đây. Đồng thời, số người Việt Nam cư trú ở Nhật Bản cũng đã vượt con số 260.000 người, đứng thứ 3 trong số các nước có nhiều công dân cư trú tại Nhật. Trong số đó ở thời điểm năm 2017 có trên 120.000 thực tập sinh kỹ năng, đã tăng 9 lần so với 6 năm trước đây.
Việc mở rộng quan hệ giao lưu giữa hai nước chúng ta là điều hết sức đáng mừng. Đối với một đất nước đang thiếu nhân lực do tình trạng già hóa dân số như Nhật Bản, việc các bạn trẻ Việt Nam tới Nhật Bản để du học và thực tập kỹ năng giúp ích cho chúng tôi rất nhiều, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn.
2. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng nhanh chóng số lượng thực tập sinh kỹ năng và lưu học sinh cũng phát sinh nhiều vấn đề hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu tới quan hệ hai nước. Gần đây gia tăng nhiều trường hợp các bạn trẻ Việt Nam có nguyện vọng sang Nhật Bản để thực tập kỹ năng nhưng bị một số công ty xấu của Nhật Bản và Việt Nam lừa gạt, phải mang gánh nặng nợ nần nên vi phạm luật pháp Nhật Bản, hoặc làm việc quá sức nên bị suy kiệt sức khỏe, hoặc cư trú bất hợp pháp tại Nhật Bản v.v. Hiện tại trong số tội phạm người nước ngoài bị bắt giữ tại Nhật Bản, số người mang quốc tịch Việt Nam chiếm tỷ lệ cao nhất. Số người Việt cư trú bất hợp pháp tại thời điểm ngày 1 tháng 1 năm nay là 6760 người, tăng hơn 30% so với năm trước. Tình trạng này dẫn tới hậu quả là số người Việt Nam yêu thích Nhật Bản giảm dần đi và sự đánh giá của người Nhật về Việt Nam không còn cao nữa.
3. Trước thực trạng này, chính phủ hai nước Nhật Bản và Việt Nam đang có nhiều nỗ lực để cải thiện tình hình nhằm hướng đến việc xây dựng một thể chế tốt hơn. Trước hết là việc cố gắng loại bỏ các công ty xấu trong lĩnh vực phái cử và tiếp nhận thực tập sinh. Mặc dù tình hình có vẻ được cải thiện hơn trước, nhưng cũng không ít lần báo chí nêu vấn đề doanh nghiệp phái cử thu tiền ký quỹ, chi hoa hồng cho đoàn thể quản lý tại Nhật... Chính phủ hai nước Nhật Bản và Việt Nam dựa trên bản ghi nhớ hợp tác về thực tập kỹ năng đang liên kết để tăng cường giám sát, chỉ đạo. Về phía Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam khi phát hiện những sự việc tiêu cực sẽ lập tức thông báo cho cơ quan chức năng của Việt Nam và Nhật Bản để xử lý.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đang quyết liệt chấn chỉnh hoạt động du học.
Tôi đề nghị các cơ quan phái cử nghiêm túc tuân thủ và thực hiện các quy định và luật pháp liên quan tới thực tập kỹ năng và du học để lành mạnh hóa các chương trình này.
4. Về phía Chính phủ Nhật Bản, sau khi Luật thực tập kỹ năng mới chính thức có hiệu lực, đã thành lập Cơ quan quản lý thực tập sinh nước ngoài (OTIT) với mục đích tăng cường giám sát các đoàn thể quản lý và các công ty tiếp nhận, nhằm bảo vệ quyền lợi của thực tập sinh. Tới đây, OTIT sẽ tăng cường hoạt động kiểm tra các đoàn thể quản lý và các công ty tiếp nhận thực tập sinh.
Bên cạnh đó, từ tháng 1 năm nay, cơ quan chức năng của Nhật Bản cũng thắt chặt việc xét duyệt các trường hợp xin tị nạn.
Các cơ quan chức năng của Nhật Bản cũng nỗ lực cải thiện chương trình thực tập kỹ năng bằng việc bổ sung các ngành nghề mới vào danh mục ngành nghề tu nghiệp và kéo dài thời gian thực tập kỹ năng lên 5 năm.
Hơn nữa, trên Website và Facebook của Đại sứ quán Nhật Bản cũng đăng tải công khai về mức trần chi phí, về việc cấm thu tiền ký quỹ, về chú ý các trường hợp trung gian môi giới, cung cấp những thông tin chính xác cho các bạn có nguyện vọng đi du học hoặc thực tập kỹ năng. Các thông tin nói trên nhận được sự hưởng ứng tích cực của rất nhiều bạn đọc.
5. Thưa các vị đại diện của các cơ quan phái cử. Nhân buổi tập huấn hôm nay, tôi muốn được nhắc lại rằng chế độ thực tập kỹ năng tại Nhật Bản không đơn thuần chỉ vì mục đích kiếm tiền mà thông qua chương trình, các bạn trẻ có thể tiếp thu kỹ thuật của Nhật Bản để sau này về nước góp phần phát triển đất nước Việt Nam. Để xây dựng chương trình thực tập kỹ năng thành một chương trình thực sự tốt đẹp thì bên cạnh sự cố gắng của hai Chính phủ Việt Nam - Nhật Bản, cần có sự nỗ lực của tất cả các bên liên quan như là các cơ quan phái cử, các đoàn thể quản lý, các xí nghiệp tiếp nhận. Tôi mong rằng tới đây sẽ tiếp tục nhận được sự hợp tác quý báu của tất cả quý vị.
Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam Momoi đã tham dự chuyên đề “Thị trường Nhật Bản, Đông Nam Á” và đề nghị đại diện các cơ quan phái cử tăng cường hợp tác để lành mạnh hóa chương trình du học và thực tập kỹ năng tại Nhật Bản (Nội dung khái quát bài phát biểu có đăng tải trên Website)
Tháng trước, Cục Quản lý Lao động ngoài nước cũng đã triển khai tập huấn cho các cơ quan phái cử tại thành phố Hồ Chí Minh và Tổng lãnh sự Nhật Bản Kawaue cũng đã tham dự, kêu gọi đại diện các cơ quan phái cử tăng cường hợp tác để lành mạnh hóa chương trình du học và thực tập kỹ năng tại Nhật Bản.
![]() |
(Khái quát bài phát biểu)
1. Như quý vị đã biết, có thể nói quan hệ giữa hai nước Nhật Bản và Việt Nam hiện đang phát triển tốt đẹp nhất từ trước tới nay. Bên cạnh việc lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên thăm viếng lẫn nhau, các hoạt động giao lưu giữa hai nước trên các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, văn hóa cũng vô cùng sôi động. Hiện tại có trên 16.000 người Nhật Bản đang sống và làm việc ở Việt Nam, con số này đã tăng gấp đôi trong vài năm gần đây. Đồng thời, số người Việt Nam cư trú ở Nhật Bản cũng đã vượt con số 260.000 người, đứng thứ 3 trong số các nước có nhiều công dân cư trú tại Nhật. Trong số đó ở thời điểm năm 2017 có trên 120.000 thực tập sinh kỹ năng, đã tăng 9 lần so với 6 năm trước đây.
Việc mở rộng quan hệ giao lưu giữa hai nước chúng ta là điều hết sức đáng mừng. Đối với một đất nước đang thiếu nhân lực do tình trạng già hóa dân số như Nhật Bản, việc các bạn trẻ Việt Nam tới Nhật Bản để du học và thực tập kỹ năng giúp ích cho chúng tôi rất nhiều, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn.
2. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng nhanh chóng số lượng thực tập sinh kỹ năng và lưu học sinh cũng phát sinh nhiều vấn đề hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu tới quan hệ hai nước. Gần đây gia tăng nhiều trường hợp các bạn trẻ Việt Nam có nguyện vọng sang Nhật Bản để thực tập kỹ năng nhưng bị một số công ty xấu của Nhật Bản và Việt Nam lừa gạt, phải mang gánh nặng nợ nần nên vi phạm luật pháp Nhật Bản, hoặc làm việc quá sức nên bị suy kiệt sức khỏe, hoặc cư trú bất hợp pháp tại Nhật Bản v.v. Hiện tại trong số tội phạm người nước ngoài bị bắt giữ tại Nhật Bản, số người mang quốc tịch Việt Nam chiếm tỷ lệ cao nhất. Số người Việt cư trú bất hợp pháp tại thời điểm ngày 1 tháng 1 năm nay là 6760 người, tăng hơn 30% so với năm trước. Tình trạng này dẫn tới hậu quả là số người Việt Nam yêu thích Nhật Bản giảm dần đi và sự đánh giá của người Nhật về Việt Nam không còn cao nữa.
3. Trước thực trạng này, chính phủ hai nước Nhật Bản và Việt Nam đang có nhiều nỗ lực để cải thiện tình hình nhằm hướng đến việc xây dựng một thể chế tốt hơn. Trước hết là việc cố gắng loại bỏ các công ty xấu trong lĩnh vực phái cử và tiếp nhận thực tập sinh. Mặc dù tình hình có vẻ được cải thiện hơn trước, nhưng cũng không ít lần báo chí nêu vấn đề doanh nghiệp phái cử thu tiền ký quỹ, chi hoa hồng cho đoàn thể quản lý tại Nhật... Chính phủ hai nước Nhật Bản và Việt Nam dựa trên bản ghi nhớ hợp tác về thực tập kỹ năng đang liên kết để tăng cường giám sát, chỉ đạo. Về phía Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam khi phát hiện những sự việc tiêu cực sẽ lập tức thông báo cho cơ quan chức năng của Việt Nam và Nhật Bản để xử lý.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đang quyết liệt chấn chỉnh hoạt động du học.
Tôi đề nghị các cơ quan phái cử nghiêm túc tuân thủ và thực hiện các quy định và luật pháp liên quan tới thực tập kỹ năng và du học để lành mạnh hóa các chương trình này.
4. Về phía Chính phủ Nhật Bản, sau khi Luật thực tập kỹ năng mới chính thức có hiệu lực, đã thành lập Cơ quan quản lý thực tập sinh nước ngoài (OTIT) với mục đích tăng cường giám sát các đoàn thể quản lý và các công ty tiếp nhận, nhằm bảo vệ quyền lợi của thực tập sinh. Tới đây, OTIT sẽ tăng cường hoạt động kiểm tra các đoàn thể quản lý và các công ty tiếp nhận thực tập sinh.
Bên cạnh đó, từ tháng 1 năm nay, cơ quan chức năng của Nhật Bản cũng thắt chặt việc xét duyệt các trường hợp xin tị nạn.
Các cơ quan chức năng của Nhật Bản cũng nỗ lực cải thiện chương trình thực tập kỹ năng bằng việc bổ sung các ngành nghề mới vào danh mục ngành nghề tu nghiệp và kéo dài thời gian thực tập kỹ năng lên 5 năm.
Hơn nữa, trên Website và Facebook của Đại sứ quán Nhật Bản cũng đăng tải công khai về mức trần chi phí, về việc cấm thu tiền ký quỹ, về chú ý các trường hợp trung gian môi giới, cung cấp những thông tin chính xác cho các bạn có nguyện vọng đi du học hoặc thực tập kỹ năng. Các thông tin nói trên nhận được sự hưởng ứng tích cực của rất nhiều bạn đọc.
5. Thưa các vị đại diện của các cơ quan phái cử. Nhân buổi tập huấn hôm nay, tôi muốn được nhắc lại rằng chế độ thực tập kỹ năng tại Nhật Bản không đơn thuần chỉ vì mục đích kiếm tiền mà thông qua chương trình, các bạn trẻ có thể tiếp thu kỹ thuật của Nhật Bản để sau này về nước góp phần phát triển đất nước Việt Nam. Để xây dựng chương trình thực tập kỹ năng thành một chương trình thực sự tốt đẹp thì bên cạnh sự cố gắng của hai Chính phủ Việt Nam - Nhật Bản, cần có sự nỗ lực của tất cả các bên liên quan như là các cơ quan phái cử, các đoàn thể quản lý, các xí nghiệp tiếp nhận. Tôi mong rằng tới đây sẽ tiếp tục nhận được sự hợp tác quý báu của tất cả quý vị.
Địa chỉ liên hệ về sự kiện này:
Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
Ban Kinh tế (Phụ trách: Mr. Momoi)
TEL:+84-24-3846-3000
FAX:+84-24-3846-3044
Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
Ban Kinh tế (Phụ trách: Mr. Momoi)
TEL:+84-24-3846-3000
FAX:+84-24-3846-3044