CẤP THỊ THỰC LƯU TRÚ NGẮN HẠN CHO VỢ/CHỒNG V.V. LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
2016/9/13
CẤP THỊ THỰC LƯU TRÚ NGẮN HẠN CHO VỢ/CHỒNG V.V. LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CỦA CÔNG DÂN NHẬT BẢN
(BAO GỒM CẢ THỊ THỰC NHIỀU LẦN)
Vừa qua, Nhật Bản có sự cải tiến thay đổi một phần của hồ sơ cần thiết v.v. khi xin cấp thị thực đối với thị thực lưu trú ngắn hạn (Thị thực nhập cảnh một lần, hai lần hoặc nhiều lần) cho vợ/chồng và (hoặc) con của người mang quốc tịch Nhật Bản (Người đang cư trú hoặc lưu trú dài hạn hợp pháp tại Việt Nam) đang sinh sống cùng nhau tại Việt Nam (Là người có quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch nước ngoài khác mà không có quốc tịch Nhật Bản). Đối tượng cấp, điều kiện cấp, hồ sơ cần thiết khi xin cấp thị thực v.v. của đợt cải tiến này như dưới đây, từ nay về sau, khi đối tượng của đợt điều chỉnh này tiến hành xin cấp thị thực lưu trú ngắn hạn, đề nghị nộp hồ sơ như mục 3. dưới đây.(BAO GỒM CẢ THỊ THỰC NHIỀU LẦN)
Ngoài ra, trong trường hợp muốn đặt câu hỏi v.v., về nguyên tắc, đề nghị hỏi bằng email dưới đây.
Địa chỉ liên hệ: ryouji32@ha.mofa.go.jp
1. Đối tượng cấp
Người phù hợp với mục (1) hoặc (2) dưới đây (Mang hộ chiếu phổ thông đọc bằng máy theo tiêu chuẩn ICAO [Tên viết tắt của Cơ quan Hàng không dân dụng quốc tế - International Civil Aviation Organization] hoặc hộ chiếu điện tử IC, đồng thời, có mong muốn được cấp thị thực nhập cảnh một lần, hai lần hoặc nhiều lần với mục đích tiến hành các hoạt động phù hợp với loại tư cách “Lưu trú ngắn hạn” qui định trong “Luật quản lý xuất nhập cảnh và chấp nhận tị nạn” ở Nhật Bản).
(1) Vợ/chồng mang quốc tịch nước ngoài và không đồng thời có quốc tịch Nhật Bản (Dưới đây gọi là “Vợ/chồng mang quốc tịch nước ngoài”) có quan hệ hôn nhân theo pháp luật với công dân Nhật Bản hiện đang sinh sống hoặc có việc làm và lưu trú dài hạn, hợp pháp tại Việt Nam (Trừ người không có tư cách lưu trú, người có tư cách lưu trú dưới 06 tháng. Dưới đây cũng như vậy.) và đáp ứng các điều kiện sau.
a) Trường hợp xin thị thực nhập cảnh một lần, hai lần, về nguyên tắc, phải sống cùng với người mang quốc tịch Nhật Bản đó.
b) Trường hợp xin thị thực nhập cảnh nhiều lần, phải có quá khứ đã từng đến Nhật Bản, đồng thời, đang sống cùng với người mang quốc tịch Nhật Bản đó và thời gian kết hôn đã quá 1 năm.
c) Trường hợp là người nước ngoài khác không phải người Việt Nam, phải đang sinh sống hoặc lưu trú dài hạn, hợp pháp tại Việt Nam.
(2) Con nuôi đặc biệt của công dân Nhật Bản hiện đang sinh sống hoặc có việc làm và lưu trú dài hạn, hợp pháp tại Việt Nam; hoặc con của người mang quốc tịch Nhật Bản đó (Dưới đây gọi là “Con của người mang quốc tịch Nhật Bản”) và đáp ứng các điều kiện sau.
a) Trường hợp xin thị thực nhập cảnh một lần, hai lần, về nguyên tắc, phải sống cùng với người mang quốc tịch Nhật Bản đó.
b) Trường hợp xin thị thực nhập cảnh nhiều lần, phải có quá khứ đã từng đến Nhật Bản, đồng thời, đang sống cùng với người mang quốc tịch Nhật Bản đó.
c) Trường hợp là người nước ngoài khác không phải người Việt Nam, phải đang sinh sống hoặc lưu trú dài hạn, hợp pháp tại Việt Nam.
2. Phân loại thị thực được cấp và thời hạn lưu trú
(1) Phân loại thị thực: Lưu trú ngắn hạn
(2) Loại thị thực (Thời hạn hiệu lực): Một lần (Trong vòng 03 tháng); hai lần (Trong vòng 06 tháng) hoặc nhiều lần (Trong vòng 01 năm hoặc 03 năm)
(3) Thời hạn lưu trú: Trường hợp thị thực nhập cảnh một lần hoặc hai lần là 15 ngày, 30 ngày hoặc 90 ngày ứng với thời hạn dự định lưu trú. Trường hợp thị thực nhiều lần là 90 ngày.
3. Hồ sơ cần thiết
(1) Hồ sơ do người xin cấp thị thực chuẩn bị
a. Đơn xin cấp visa (Có dán ảnh)
b. Hộ chiếu (Hộ chiếu phổ thông đọc bằng máy theo tiêu chuẩn ICAO hoặc hộ chiếu điện tử IC)
c. Tài liệu chứng minh do cơ quan nhà nước cấp chứng minh địa chỉ hiện tại của người xin cấp thị thực và vợ/chồng người Nhật Bản hay bố/mẹ người Nhật Bản như Giấy xác nhận cư trú do công an địa phương cấp hoặc Giấy phép lái xe của Việt Nam (Nộp bản photocopy, xuất trình bản gốc).
d. Bản giải trình lý do cần thiết xin cấp thị thực nhiều lần trong trường hợp muốn xin nhiều lần (Mẫu tự do)
e. Trong trường hợp là người mang quốc tịch nước ngoài khác không phải Việt Nam, đề nghị nộp một trong số các giấy tờ: thị thực do cơ quan Việt Nam cấp, thẻ vĩnh trú hoặc thẻ cư trú tạm thời (Nộp bản photocopy, xuất trình bản gốc)
(2) Hồ sơ do vợ/chồng người Nhật Bản hay bố/mẹ người Nhật Bản chuẩn bị
a. Photocopy hộ chiếu Nhật Bản (Trang nhân thân và trang có dấu xuất nhập cảnh Việt Nam)
b. Một trong số các giấy tờ: thị thực do cơ quan Việt Nam cấp, thẻ vĩnh trú hoặc thẻ cư trú tạm thời (Nộp bản photocopy, xuất trình bản gốc)
c. Tài liệu chứng minh quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ bố/mẹ và con theo pháp luật
(a) Trường hợp vợ/chồng mang quốc tịch nước ngoài xin thị thực nhập cảnh nhiều lần hoặc trường hợp con nuôi đặc biệt của người mang quốc tịch Nhật Bản xin thị thực nhập cảnh một lần, hai lần, nhiều lần cần Bản sao (Bản lược) gốc của Hộ tịch (Nộp bản gốc mới cấp trong vòng 03 tháng).
(b) Trường hợp khác ngoài trường hợp (a) nêu trên (Vợ/chồng mang quốc tịch nước ngoài xin thị thực nhập cảnh một lần, hai lần; con của người mang quốc tịch Nhật Bản xin thị thực nhập cảnh một lần, hai lần, nhiều lần) cần Bản sao (Bản lược) gốc của Hộ tịch (Nộp bản gốc mới cấp trong vòng 03 tháng) hoặc Giấy chứng nhận kết hôn do chính phủ mà người vợ/chồng có quốc tịch cấp trong trường hợp người xin cấp thị thực là vợ/chồng có quốc tịch nước ngoài; Giấy khai sinh do cơ quan chính phủ nước ngoài cấp trong trường hợp người xin cấp thị thực là con của người mang quốc tịch Nhật Bản (Đều cần nộp bản photocopy, xuất trình bản gốc).
d. Một trong các loại: Giấy chứng nhận thuế thu nhập, Giấy xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng (Đều cần nộp bản gốc) hoặc Sổ tiết kiệm (Nộp bản photocopy, xuất trình bản gốc). Tuy nhiên, trường hợp người trụ cột thu nhập của gia đình là người xin cấp thị thực thì đề nghị nộp Giấy chứng nhận của chính người này.
e. Trường hợp xin cấp thị thực nhập cảnh nhiều lần cần Giấy xác nhận công tác của vợ/chồng người Nhật Bản, bố mẹ người Nhật Bản (Nộp bản gốc. Trường hợp không có công việc, cần nộp tài liệu chứng minh nguồn thu nhập). Tuy nhiên, trường hợp người trụ cột thu nhập của gia đình là người xin cấp thị thực thì đề nghị nộp Giấy chứng nhận của chính người này.
(Hết)