Về việc tổ chức “Ngày hội sáo Recorder - Yamaha”

2017/5/16
 Ngày 15 tháng 5, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH âm nhạc Yamaha Music Vietnam Co.Ltd (dưới đây gọi là Công ty Yamaha) tổ chức “Ngày hội sáo Recorder – Yamaha” với sự tham dự của 200 học sinh đến từ 11 trường tiểu học và trung học cơ sở ở Hà Nội.

 Sự kiện này đã diễn ra tại Phòng hòa nhạc lớn của Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam. Trong phần khai mạc, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản UMEDA Kunio đã có bài phát biểu với tư cách là người đồng tổ chức, ông nói: “Trong bối cảnh quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam đang hết sức tốt đẹp, việc tăng cường hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực giáo dục với Việt Nam về chiều sâu là điều rất quan trọng. Câu lạc bộ “Sáo Recorder” là một trong những hoạt động đó. Trẻ em Việt nam học thổi sáo recorder, được nâng cao những tố chất cần thiết của con người trong thời đại mới đó là “khả năng cảm thụ phong phú của con người” và “tính hợp tác”.

 Ông Lê Anh Tuấn, trưởng phòng giáo dục âm nhạc Viện khoa học giáo dục Việt Nam, đã tích cực hợp tác với công ty Yamaha để dạy “Sáo Recorder” cho nhiều trẻ em Việt Nam. Đại diện về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo có Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học Trịnh Hoài Thu, Phó Vụ trưởng Vụ Trung học Phổ thông Vũ Trọng Hoàn.

 Sự kiện này được tổ chức để đánh giá kết quả hoạt động của “Câu lạc bộ Sáo Recorder” do Công ty Yamaha đang tiến hành tại Việt Nam. Tại đây, khán giả gồm đại diện Bộ Giáo dục Việt Nam và các bậc phụ huynh đã được thưởng thức phần biểu diễn bằng sáo Recorder các bản nhạc  của Việt Nam và Nhật Bản  “Tsubasa wo kudasai (hãy cho em đôi cánh)” và bài hát do các em học sinh thể hiện. Khán giả đã khích lệ các em bằng những tràng vỗ tay nhiệt liệt.

 Năm ngoái, Chính phủ Nhật Bản phối hợp với các tổ chức giáo dục và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục của Nhật Bản bắt đầu triển khai “Chương trình phổ biến mô hình giáo dục kiểu Nhật Bản ra nước ngoài” với tên gọi “EDU-Port Japan”. Đây là chính sách hỗ trợ cho cộng đồng bằng việc áp dụng các chương trình giáo dục kiểu Nhật vào các nước theo nhu cầu của mỗi nước.  Mô hình giảng dạy của Yamaha đã được Bộ Giáo dục Nhật Bản chính thức công nhận là chương trình “EDU-Port” và có tên gọi “Chương trình đưa nội dung giảng dạy về nhạc cụ vào bộ môn âm nhạc tại các trường tiểu học và trung học cơ sở của Việt Nam. Trong thời gian tới, cùng với tiến trình đổi mới chương trình giáo dục tại Việt Nam từ năm 2018,  sáo Recorder được kỳ vọng là sẽ được phổ cập ở Việt Nam
 
         
                  Đại sứ Umeda phát biểu khai mạc (Từ trái sang) Tổng giám đốc Công ty Yamaha Việt Nam MATSUURA Jun,
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam UMEDA Kunio, trưởng phòng giáo dục âm nhạc
Viện khoa học giáo dục Việt Nam Lê Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học Trịnh Hoài Thu, Phó Vụ trưởng Vụ Trung học Phổ thông Vũ Trọng Hoàn
 


 


Biểu diễn sáo Recorder của các em học sinh tiểu học và trung học cơ sở